Skip to main content

Lưới Thủy Tinh Gia Cường SIKA

12,000đ

Lưới Thủy Tinh Gia Cường SIKA tại Đà Nẵng, Lưới thủy tinh gia cường- là dạng lưới không gợi sóng được dùng như vật liệu tăng cường sức chịu lực, ứng dụng kết hợp với chất chống thấm lỏng, dùng chống thấm đặc dụng những vị trí, những cấu trúc xây dựng có độ giao động thường xuyên. Nó được thiết kế cho phép chất chống thấm lỏng xuyên qua, do đó tạo thành hệ thống màng hiệu suất cao chịu đựng lực hai chiều giữa lớp trên và lớp đáy tác động trên nó. Lưới thủy tinh sẽ chống lại sự hình thành các vết nứt chân chim giúp cho bề mặt tường luôn đạt được tính thẩm mỹ cao.


Liên hệ

Lưới Thủy Tinh Gia Cường SIKA

Đơn giá: 12.000đ/ 1 mét dài (có bán cắt lẽ bao nhiêu mét tùy theo nhu cầu)

 

Lưới thủy tinh gia cường- là dạng lưới không gợi sóng được dùng như vật liệu tăng cường sức chịu lực, ứng dụng kết hợp với chất chống thấm lỏng, dùng chống thấm đặc dụng những vị trí, những cấu trúc xây dựng có độ giao động thường xuyên. Nó được thiết kế cho phép chất chống thấm lỏng xuyên qua, do đó tạo thành hệ thống màng hiệu suất cao chịu đựng lực hai chiều giữa lớp trên và lớp đáy tác động trên nó.

Lưới thủy tinh sẽ chống lại sự hình thành các vết nứt chân chim giúp cho bề mặt tường luôn đạt được tính thẩm mỹ cao.

 

Sử dụng lưới thủy tinh gia cường như lớp vải gia cố trong nhiều trường hợp ứng dụng khác nhau:

– Hệ thống phủ sàn công nghiệp

– Sàn mái nhà, bể nước

– Khu tắm giặt vệ sinh

– Bể nước

THÔNG SỐ KỸ THUẬT

 

Trọng lượng

140G/M2

Thành phần

Sợi thủy tinh

Phương pháp dệt

Leno

Chất phủ

Alkali

Kích thước mắt lưới

3×3 mm

Độ dày (mm)

0.32 ± 0.05

Kích thước cuộn

1m×50m

Diện tích bề mặt cuộn

50 M2

 

Chống thấm sàn vệ sinh có những cách nào?

Chống thấm sàn vệ sinh. Chuyện nhỏ mà không hề nhỏ

Sàn nhà vệ sinh cùng với mái là hai vị trí có nguy cơ thấm rất cao vì thường xuyên phải tiếp xúc với nước. Sàn nhà vệ sinh thậm chí còn dễ bị thấm hơn vì phải tiếp xúc với nước hàng ngày và có hệ thống cấp thoát nước chạy bên trong hệ kết cấu. Việc chống thấm nhà vệ sinh là vô cùng quan trọng ngay từ lúc xây nhà. Tuy nhiên việc chống thấm như thế nào, sử dụng vật liệu gì cho hiệu quả luôn là vấn đề phức tạp không chỉ đối với gia chủ mà còn đối với cả thầu thợ.

Hiện nay có rất nhiều biện pháp cũng như nhiều loại vật liệu để chống thấm. Tuy nhiên có 4 loại vật liệu chống thấm sàn vệ sinh thông dụng và đem lại hiệu quả cao mà các bạn nên tham khảo:

Cách chống thấm sàn vệ sinh sử dụng Chống thấm 2 thành phần Sikatop Seal 107

 

Chống thấm sàn vệ sinh sử dụng sikatop seal 107


Vật tư sử dụng:

·         Sikatop seal 107 hai thành phần. Định mức sử dụng vật liệu sikatop seal 107 là 3kg/m2/3 lớp. Đây là vữa chống thấm gốc xi măng polyme cải tiến, 2 thành phần. Sản phẩm được thi công lên bề mặt vữa và bê tông để ngăn sự thấm nước

·         Sika latex TH

·         Lưới thủy tinh

Các bước thực hiện

Bước 1: Đục tẩy hết vữa thừa, bê tông thừa trên sàn bê tông, trộn vữa sử dụng sika latex TH để trát chân tường cao 30cm và trám vá các vị trí sàn bị lồi lõm tạo thành một bề mặt phẳng. Dọn sạch sẽ bề mặt sàn bê tông

Bước 2: Trộn 2 thành phần sikatop seal 107 với nhau thành hỗn hợp quét lớp 1. Định mức 1kg/m2/lớp. Lưu ý phải quét cả 30cm chân tường xung quanh

Bước 3: Sau khoảng 3-5 giờ khi lớp đầu tiên đã khô, tiến hành dán lưới thủy tinh tại góc chân tường. Cắt khổ lưới rộng 30cm, đặt lưới lưới vào góc sao cho 15cm trên tường, 15cm dưới sàn. Sau đó tiến hành quét lớp chống thấm thứ 2 và thứ 3. Mỗi lớp cách nhau 3-5 giờ. 

Cách chống thấm sàn vệ sinh sử dụng sikaproof Membrane


Chống thấm sàn vệ sinh sử dụng sika proof Membrane

Vật tư sử dụng:

·         Sikaproof Membrane. Định mức sử dụng vật liệu Sikaproof Membrane là 1.5kg/m2/3 lớp. Đây là là màng lỏng chống thấm bitum polyme cải tiến gốc nước, một thành phần, thi công nguội

·         Sika latex TH

·         Lưới thủy tinh

Các bước thực hiện: 

Tương tự như các bước khi sử dụng sản phẩm sikatop seal 107 nhưng lưu ý sản phẩm Sikaproof Membrane có thời gian khô lâu hơn nên các lớp thực hiện có thể phải cách nhau 6-8 giờ. Đặc biệt không được đi vào sàn khi lớp quét chống thấm chưa khô vì dễ bị bong lên làm mất tác dụng của lớp màng chống thấm.

Cách chống thấm sàn vệ sinh sử dụng màng khò nóng:

 

Chống thấm sàn vệ sinh sử dụng màng khò nóng


Vật tư sử dụng:

·         Màng khò nóng. Có thể sử dụng Sika Bituseal hoặc các sản phẩm màng dán nóng nhập khẩu khác

·         Sika latex TH

Các bước thực hiện:

Bước 1: Đục tẩy hết vữa thừa, bê tông thừa trên sàn bê tông, trộn vữa sử dụng sika latex TH để trát chân tường cao 30cm và trám vá các vị trí sàn bị lồi lõm tạo thành một bề mặt phẳng. Dọn sạch sẽ bề mặt sàn bê tông

Bước 2: Đo cắt màng chống thấm: Cắt màng sao cho các mép nối cần chồng lấn lên nhau từ 50mm đến 60mm, các chân tường xung quanh khu vực chống thấm cần được cắt dán màng lên cao từ 200 – 250mm, các khu vực xung yếu (Góc tường, cổ ống xả, ống thoát, hộp kỹ thuật…) cần có thêm các miếng màng gia cố.

Bươc 3: Đặt các tấm màng vào vị trí cần chống thấm để chuẩn bị dán và chuẩn bị các dụng cụ đèn khò thổi lên các tấm trải.
Kiểm tra toàn bộ lớp màng trước khi khò dán. Bảo đảm bề mặt khò của màng phải được úp xuống dưới.
Sau đó dùng đèn khò khò nóng bề mặt bê tông và bề mặt màng chống thấm làm cho chất bitum trên bề mặt màng tan chảy dính vào bề mặt kết cấu đã được vệ sinh.
Quá trình khò dán cần điều chỉnh lửa đèn khò cho phù hợp sao cho đủ để làm tan chảy lớp hợp chất bitum trên bề mặt màng để dán, tránh dùng lửa quá lớn đặc biệt là trong thời gian dài, ở các khu vực gần các đường ống, hộp kỹ thuật, đường điện… 
Tại vị trí chồng lấn dùng đèn khò đốt nóng chảy mép màng, dùng bay thi công miết mạnh để làm kín phần tiếp giáp.
Tại các vị trí yếu như góc tường, khe co giãn, cổ ống cần phải hàn gia cố thêm nhiều lớp màng. Thao tác tại các khu vực này cần đặc biệt cẩn thận vì nó có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng bám dính của màng và tuổi thọ của công trình chống thấm. 
Quá trình thi công cần sử dụng lực cơ học ép phần màng ở khu vực đã khò để tạo một bề mặt phẳng khi hoàn thiện, tránh hiện tượng nhốt bọt khí.
Tổ chức thi công từ vị trí thấp nhất và đi về hướng cao dần (nếu bề mặt có độ dốc).
Để đảm bảo công trình chống thấm thành công ,thì phần chống thấm sau khi hoàn thành sẽ phải quây lại vào bơm nước vào đó ít nhất 24h trước khi bàn giao công trình,để có thể đảm bảo khu vực vừa thi công xong không còn bị thấm nước nữa.

Cách chống thấm nhà vệ sinh sử dụng màng tự dính


 

                                                             Chống thấm sàn vệ sinh sử dụng màng tự dính

Vật tư sử dụng:

·         Màng tự dính (dán nguội) Autotak nhập khẩu Italia hoặc các loại màng dán nguội nhập khẩu khác

·         Sơn lót Bitum gốc dung môi Moter Primer

·         Sika latex TH

Các bước thực hiện:

Bước 1: Đục tẩy hết vữa thừa, bê tông thừa trên sàn bê tông, trộn vữa sử dụng sika latex TH để trát chân tường cao 30cm và trám vá các vị trí sàn bị lồi lõm tạo thành một bề mặt phẳng. Dọn sạch sẽ bề mặt sàn bê tông

Bước 2: Quét 1 lớp sơn lót Bitum Moter Primer định mức 0.15-0.2kg/m2

Bước3: Dán màng: được trải ra bằng cách lột lớp Silicon bảo vệ bên ngoài, đặt phía bề mặt có keo tự dính lên trên bề mặt công trình đã làm vệ sinh sạch sẽ. Đè bằng con lăn ( hoăc đập) nhẹ lên bề mặt để đảm bảo kết dính. Trải cuộn theo hàng thẳng và chồng mí lên nhau tối thiểu 40 đến 50mm ở các mối nối để đảm bảo tính kết dính và liên tục của màng phủ.
– Bất kỳ chỗ nào bị thủng hoặc hư hỏng cần phải được làm sạch và dùng Autotak vá chồng lên xung quanh, mỗi phía rộng ra 50mm.
– Các vị trí miệng ống cần được xử lý trước khi thi công Autotak bởi một loại vữa liên kết cổ ống và bê tông đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

 Hơn 10 năm hoạt động chúng tôi tự hào là nhà phân phối hàng đầu Miền Trung về các loại phụ gia chống thấm chuyên dụng. Để tránh mua phải hàng nhái hàng giả và để có giá tốt nhất hay tư vấn về kỹ thuật cụ thể cho dự án của mình vui lòng liên hệ:

 

Sản phẩm khác